Sinh viên quốc tế"/>
Sinh viên quốc tế chụp hình với sinh viên Việt Nam trong Lễ hội văn hóa quốc tế ICF 2018 diễn ra tại ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh: C.NHẬT
ĐH Tôn Đức Thắng vừa công bố kết quả đợt tuyển sinh sau ĐH tháng 12-2018. Có 143 người nước ngoài ở hơn 50 quốc gia trúng tuyển vào 18 ngành bậc cao học, 4 ngành bậc tiến sĩ và 3 ngành nghiên cứu sau tiến sĩ.
Ngành có nhiều thí sinh dự tuyển là khoa học máy tính, quản trị kinh doanh. Thí sinh nước ngoài đến từ nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ai Cập...
Nhà trường đã quyết định cấp học bổng cho 36 thí sinh trong số trên (gồm 11 học bổng bậc tiến sĩ và 25 học bổng bậc thạc sĩ). Ngoài ra, trường còn cấp 3 học bổng tài trợ nghiên cứu sau tiến sĩ, trong đó có hai người nước ngoài.
Chương trình cao học của ĐH Tôn Đức Thắng có chương trình dạy - học bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh; bậc tiến sĩ và sau tiến sĩ chỉ đào tạo bằng tiếng Anh. Hiện trường đang có người học từ 20 quốc gia theo học các chương trình ĐH và sau ĐH.
Theo Trần Huỳnh - Tuoitre.vn5 lưu ý khi lựa chọn trung tâm tiếng Anh
Gõ cụm từ “Trung tâm tiếng Anh uy tín”, bạn nhận được hơn 4 triệu kết quả. Giữa hàng loạt trung tâm, người học cần chú ý để có thể lựa chọn nơi học uy tín. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp người học tìm được cơ sở phù hợp. Trung tâm có giấy phép hoạt động Một trung tâm chỉ được cơ quan nhà nước cấp phép khi đủ điều kiện để hoạt động. Trong đó, cơ sở cần đảm bảo trình độ chuyên môn và sư phạm của giáo viên theo luật định. Đồng thời, nơi đó cần có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, cùng giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Phương pháp đào tạo và học liệu uy tín Phương pháp đào tạo sẽ giúp bạn xác định lộ trình rõ ràng, còn hệ thống học liệu giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiến bộ. Một trong số các phương pháp được nhiều học viên ưa thích là Effortless English của tiến sĩ AJ Hoge, giáo viên của nhiều trường đại học tại các quốc gia trên thế giới và là người được mệnh danh là nhà sáng lập phương pháp học tiếng Anh hiện đại nhất thế giới. Với quan điểm học tiếng Anh từ gốc, giúp người học có thể phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên, Effortless English phù hợp cho mọi đối tượng. Tiến sĩ AJ Hoge – nhà sáng lập phương pháp Effortless English Giáo sư Paul Gruber - chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu tại Mỹ - đã sáng lập hệ thống Pronunciation Workshop, một phương pháp được sử dụng như chuẩn mực về đào tạo phát âm và ngữ âm tiếng Anh. Ông chỉ ra nguyên nhân của việc phát âm tiếng Anh không chuẩn là do khẩu hình miệng của mỗi ngôn ngữ khác nhau. Người Việt đang sử dụng khẩu hình miệng khi phát âm tiếng mẹ đẻ để áp dụng vào việc phát âm những ngôn ngữ khác. Giáo sư Paul Gruber – nhà sáng lập hệ thống Pronunciation Workshop Như vậy, trước khi quyết định tham gia một khóa học tiếng Anh nào, bạn cần tìm hiểu để chắc chắn những phương pháp đào tạo và hệ thống học liệu đó thực sự uy tín. Mô hình sáng tạo, thông minh Một lớp học tiếng Anh có nhiều chương trình kết hợp chơi và học, học viên có nhiều cơ hội thực hành nghe nói, hay những hoạt động ngoài trời như giao lưu với người nước ngoài để tạo hứng khởi. Một lớp học đầy niềm vui sẽ giúp bạn có tinh thần học hơn. Bên cạnh đó, một trung tâm tiếng Anh uy tín cũng nên xây dựng hệ thống học online thông minh, thuận tiện để học viên có thể luyện tập và trau dồi kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Đội ngũ giáo viên chất lượng Giáo viên chất lượng cần đảm bảo 2 tiêu chí: kiến thức tiếng Anh và kỹ năng giảng dạy. Hãy tìm hiểu xem tại trung tâm bạn định học, đội ngũ giáo viên đã được đào tạo tiếng Anh ở cơ sở nào, tìm đọc những bài viết giới thiệu về họ để biết con đường chinh phục tiếng Anh của họ. Tốt nhất, giáo viên cần có bằng cấp, chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh uy tín như TESOL, TEFL, TESL… hoặc được đào tạo theo các phương pháp, tổ chức uy tín. Lựa chọn giáo viên uy tín là một trong những yếu tố tiên quyết. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là giáo viên phải tận tâm với học viên, luôn sát sao tình hình học tập cũng như những khó khăn mà học viên gặp phải, từ đó kịp thời tìm cách giải quyết. Ở Pasal, học viên sẽ được đào tạo bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, có trình độ quốc tế. Nổi bật là Tiến sĩ AJ Hoge - nhà sáng lập phương pháp Effortless English và Giáo sư Paul Gruber - nhà sáng lập hệ thống Pronunciation Workshop, chất lượng giảng dạy đã được nhiều thế hệ học viên của Pasal công nhận. Bạn có thể tham khảo phản hồi từ những học viên từng theo học để có thể đánh giá chính xác hơn. Chất lượng đầu ra đảm bảo Để bảo đảm chất lượng đầu ra theo mục tiêu của khoá học, các trung tâm uy tín sẽ cần có quy trình tuyển sinh rõ ràng, đánh giá trình độ và nhu cầu của học viên để tư vấn lộ trình phù hợp. Xuyên suốt khoá học, nếu bạn thấy không có nhiều bài kiểm tra hoặc không có bản đánh giá tiến bộ cụ thể theo từng nhóm kỹ năng, chất lượng đầu ra của khoá học sẽ khó được đảm bảo. Hầu hết trung tâm đều có các buổi học thử để học viên trải nghiệm và đánh giá, nên bạn sẽ tìm thấy sự phù hợp với bản thân mình. Hiện nay, Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Pasal đã ký hợp đồng với Tiến sĩ AJ Hoge và giáo sư Paul Gruber để giảng dạy độc quyền phương pháp Effortless English và hệ thống Pronunciation tại Việt Nam. Qúy vị mong muốn trải nghiệm hai phương pháp này có thể liên hệ hotline hoặc đăng ký 3 buổi học thử miễn phí tại http://trainghiem.pasal.edu.vn/8Afx24
Tháng 7 tới rồi mà du học sinh toàn cầu như ngồi trên đống lửa
Tháng 7, tháng 8 hằng năm là lúc các du học sinh tất bật chuẩn bị thủ tục, hành trang cho đợt nhập học mới. Do đại dịch COVID-19, đến nay nhiều thị trường du học lớn vẫn chưa chốt chính sách tiếp nhận sinh viên. Du học sinh tại Trường ĐH Nam California - Ảnh: Nh. Huy Ngày 6-7, Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) thông báo du học sinh nước ngoài có thể sẽ phải rời khỏi Mỹ nếu các cơ sở giáo dục họ theo học chuyển sang dạy online 100% vào học kỳ mùa thu tới. Đối tượng chịu ảnh hưởng là sinh viên đang nắm visa học thuật F-1 và học nghề M-1. Ngay lập tức, các hội nhóm sinh viên Việt Nam tại Mỹ trên những trang mạng xã hội nóng lên. Chỉ trong ngày 7-7, nhóm Facebook Hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ, có gần 30.000 thành viên, nhận 50 bài đăng mới, trong đó chủ yếu bày tỏ lo lắng trước thông báo của ICE. Mỹ: như ngồi trên lửa Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đào Thiện Thanh (quê TP.HCM) - sinh viên ĐH Houston, Texas (Mỹ) - giải thích quy định này yêu cầu học sinh, sinh viên muốn ở lại Mỹ phải học ít nhất 9 tín chỉ (khoảng 3 môn) trên lớp và không quá 3 tín chỉ (khoảng 1 môn) online. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện tại, nhiều trường dự kiến chỉ mở lớp online, đồng nghĩa sinh viên nếu không chuyển sang trường có dạy trực tiếp thì không thể ở lại. "Mở lớp trực tiếp chưa chắc đã an toàn, đặc biệt với các tiểu bang có số ca nhiễm tăng. Sinh viên giờ tiến thoái lưỡng nan. Các bạn đã ở Mỹ thì lo liệu trường mình có dạy 100% online hay không, nếu không thì phải làm gì? Các bạn còn ở Việt Nam thì phân vân sang hay ở lại?" - Thiện Thanh nói. Hiện tại, Thanh đang đợi 4 chuyến bay hỗ trợ của Đại sứ quán trong tháng 7 và tháng 8 để về nước, tuy nhiên nay phải cân nhắc vì sợ về rồi mà trường thông báo dạy online 100% sẽ trở tay không kịp. Trương Hoàng Anh, sinh viên đang học ở California (Mỹ), cho biết nhiều trường ĐH, CĐ tới giờ vẫn chưa chốt kế hoạch cụ thể về phương thức giảng dạy cho học kỳ tiếp theo. Theo ICE, hạn chót đến ngày 15-7 các trường phải thông báo nếu không mở lớp hoặc chuyển sang dạy hoàn toàn bằng hình thức online để du học sinh chủ động. Trong thời gian chờ đợi, du học sinh, trong đó có sinh viên Việt Nam, như ngồi trên lửa. Thậm chí, nhiều bạn còn vận động 100.000 chữ ký vào lá thư gửi Chính phủ Mỹ xem xét lại quyết định. "Mình ở khu trung tâm San Francisco. Thành phố đã phải tạm dời ngày mở cửa sau khi số ca nhiễm bệnh tăng lên. Mình có đăng ký chuyến bay cứu trợ của Chính phủ từ đầu tháng 4 nhưng bị kẹt cho tới giờ. Mình đã phải dọn ra khỏi ký túc xá do kết thúc học kỳ và tự thuê nhà ở. Sau thông báo của ICE, mình càng chắc chắn phải ở lại học tiếp nếu muốn học kỳ sau trôi chảy" - Hoàng Anh nói. Ông Hoàng Xuân Doanh - trưởng bộ phận marketing của một công ty du học tại Q.3, TP.HCM - cho biết một số trường đang cân nhắc mở những lớp "hybrid" (nửa trực tiếp, nửa online) để hỗ trợ sinh viên. Trong đó, trường sẽ tìm cách "lách" quy định: tăng tối đa các tín chỉ học online được phép và giảm số lượng các tín chỉ học trực tiếp. Tuy nhiên hiện tại vẫn phải chờ đến ngày 15-7. Nguồn: Cục hợp tác quốc tế - Bộ GD-ĐT - Đồ họa: Tuấn Anh Nhật: chưa được nhập cảnh Tại Nhật, Phạm Thùy Dương - sinh viên Trường YMCA College, Kanagawa - chia sẻ hiện nay từng trường sẽ có kế hoạch giảng dạy khác nhau. Giai đoạn dịch bùng phát mạnh đã cho sinh viên học online, nhưng các bạn vẫn có thể tìm trao đổi với giảng viên tại trường. Đến nay, đa số trường đều đã mở lại các lớp học trực tiếp, chỉ một số vẫn duy trì online toàn phần. Thùy Dương cho biết thường vào giai đoạn nóng nhất trong tháng 8, sinh viên sẽ được nghỉ hè 2 tuần. Nhiều bạn tận dụng thời gian này về nhà hoặc kiếm thêm thu nhập vì có thể làm đến 40 giờ/tuần, trong khi bình thường chỉ có thể làm 28 tiếng/tuần. "Nhưng năm nay không ít trường cho nhập học trễ vì dịch COVID-19 nên bỏ kỳ nghỉ hè" - Dương nói. Dù vậy, Dương thừa nhận mình vẫn may mắn khi sang học vào ngày 27-3 kịp kỳ nhập học tháng 4 và trước khi Nhật siết chặt các quy định xuất nhập cảnh. Hiện nay, không ít sinh viên đã lỡ học kỳ tháng 4, học kỳ tháng 7 tới đây do đường bay hiếm hoi và gần như vẫn chưa được cho phép nhập cảnh vào Nhật. "Nhiều bạn dù có visa nhưng vẫn phải đợi máy bay và lệnh cho phép nhập cảnh. Những sinh viên không qua được thì chỉ còn cách bảo lưu. Theo mình thấy, với tình hình hiện tại thì kỳ tháng 10 cũng chưa chắc có thể sang do dịch nhiều nơi có dấu hiệu bùng phát trở lại, và du học sinh cũng không phải đối tượng ưu tiên khi làm các thủ tục" - Dương nói. Châu Âu: chờ mở cửa visa Theo một nghiên cứu của Hội đồng Anh, các thị trường tại phía đông châu Á - trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam - năm nay du học sinh đăng ký đến Anh giảm tới 14.000 so với năm ngoái, khiến nguồn thu mất đi 463 triệu bảng. Cũng theo khảo sát, có đến 46% sinh viên muốn dời lịch nhập học sang tháng 1-2021 và chỉ 37% muốn học online từ tháng 9-2020. Với hệ cao học, 63% nghiên cứu sinh muốn dời lịch sang mùa xuân năm sau. Số sinh viên muốn học ngay từ tháng 8-2020 chỉ là 15%. Đặc biệt, gần 30% phụ huynh lên kế hoạch cho con du học tại Anh nay phải suy nghĩ lại việc hoãn hoặc hủy. Ông Michelle Donelan - bộ trưởng các trường ĐH Anh - cho biết sẽ kích hoạt gói cứu trợ cho các trường trị giá đến 2,6 tỉ bảng để ĐH trang trải việc hụt nguồn thu học phí và 100 triệu bảng cho quỹ nghiên cứu của các trường nghiên cứu. Trước truyền thông Anh, ông Donelan khẳng định sinh viên quốc tế là một phần quan trọng trong xã hội, văn hóa và ngành kinh tế Anh. "Du học sinh muốn trở lại Anh học kỳ mùa thu này được cho phép. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo các thủ tục linh hoạt nhất, trong đó có visa" - ông Donelan nói. Bà Nguyễn Ngọc Hân - giám đốc Viện Pháp (Campus France) tại TP.HCM, bộ phận đảm nhiệm du học của Đại sứ quán Pháp - cho biết các ĐH ở Pháp đưa ra những kịch bản khác nhau cho kỳ nhập học vào tháng 9 trước ảnh hưởng của dịch COVID-19. Một số trường dự kiến sẽ dời ngày khai giảng, một số sẽ giảng dạy chương trình học kỳ 1 (hoặc một phần học kỳ 1) online, cũng có trường đóng một số chương trình đến hết năm nay. Bà Hân thừa nhận hiện tại vẫn chưa thể biết chính xác khi nào sinh viên Việt Nam có thể sang Pháp do bộ phận visa chưa mở cửa. Tuy nhiên, bà cho biết một khi mở trở lại, sinh viên sẽ là đối tượng ưu tiên xử lý visa. "Các bạn vẫn đang giữ liên hệ chặt với trường để nắm các thông báo mới nhất, có thể chuẩn bị kịp thời" - bà Hân nói thêm, với những hồ sơ tốt, các em vẫn sẽ theo kế hoạch du học từ trước và chắc chắn không thay đổi quyết định. Thậm chí, một số gia đình sẵn sàng cho con học tạm ở Việt Nam đến năm 2021, chờ khi tình hình suôn sẻ là đưa con du học ngay. Chưa thể trở lại Úc trước tháng 6-2021? ThS Võ Thanh Hải - Viện ISB thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đơn vị có nhiều chương trình liên kết với các ĐH Úc - cho biết chỉ cách đây vài ngày, các chuyên gia cảnh báo về làn sóng COVID-19 thứ 2 tại Úc. Ngày 8-7, bang Victoria đã ra quyết định phong tỏa thành phố Melbourne trong vòng 6 tuần. Ông Hải cho biết thêm, ngay cả trước làn sóng thứ 2, chính quyền Úc cũng rất thận trọng trong việc mở cửa trở lại. Các chuyến bay quốc tế vẫn tạm ngưng trước cuối năm 2020 và sinh viên quốc tế nhiều khả năng chưa thể trở lại trước tháng 6-2021. Ông Hải phân tích, hiện nay du học sinh quốc tế chiếm 1/4 toàn bộ học sinh, sinh viên cả nước Úc và đóng góp hơn 40% lợi nhuận của giáo dục ĐH. Chính vì vậy chính quyền liên bang và các ĐH Úc rất nóng lòng để được mở cửa trở lại, tuy nhiên các bang vẫn thận trọng, trước mắt chỉ mở cửa với sinh viên Úc. Chọn du học bán phần Sinh viên học online tại Mỹ - Ảnh: TOBUZ Bà Đặng Thị Hồng Hạnh (Q.5, TP.HCM) có con gái đang học lớp 12 Trường trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM. Từ năm lớp 10, gia đình đã định hướng cho con du học. Trong những năm phổ thông, con bà luôn đạt điểm trung bình trên 8,5, lấy điểm IELTS 7.0 và được ĐH Macquarie (Úc) mời nhập học. Tuy nhiên dịch COVID-19 đến khiến gia đình cân nhắc. Khoản tiền 38.000 AUD (khoảng 611 triệu đồng), kèm tiền ăn ở, sinh hoạt, bảo hiểm cũng khoảng 30.000 AUD (khoảng 483 triệu đồng), tổng cộng hơn 1 tỉ đồng. "Chi phí như thế với tình trạng kinh tế bị ảnh hưởng vì đại dịch thì khá cao. Ngoài ra, dịch bệnh vẫn còn phức tạp, để con một mình ra nước ngoài tôi không an tâm" - bà Hạnh nói. Sau khi phân tích cùng nhau, gia đình bà Hạnh quyết định cho con theo học chương trình du học bán phần của một trường ĐH tại TP.HCM, trong đó 2 năm đầu sẽ học bằng tiếng Anh tại TP.HCM, theo chương trình quốc tế, 2 năm sau sẽ chuyển tiếp sang Úc hoàn tất chương trình còn lại. Trang tin du học uy tín University World News cũng ghi nhận ngày càng nhiều các trường ĐH hợp tác xuyên quốc gia để đưa ra các chương trình du học bán phần để cùng vượt qua khó khăn. University World News cho rằng đây là cách các trường gia tăng sinh viên, tránh tình trạng đìu hiu sau mùa dịch dẫn tới tình trạng phải cắt giảm chương trình đào tạo. Trọng Nhân
Học theo phương pháp "tắm tiếng Anh" sẽ giỏi cả bốn kỹ năng
Thạc sĩ Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ cách học tiếng Anh hiệu quả với sinh viên tại buổi talkshow - Ảnh: TRẦN HUỲNH Buổi talkshow "Speak it right - Speak it now 2019" (tạm dịch: Hãy nói đúng - Hãy nói ngay) đã diễn ra hôm nay 13-11 tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thu hút hàng trăm sinh viên đến từ nhiều trường đại học. Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh trong sự kiện này có ba diễn giả trẻ: thạc sĩ ĐH Stanford (Mỹ) Văn Đinh Hồng Vũ - đồng sáng lập và CEO của ELSA, 1 trong 10 gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2018; Phạm Công Nhật - thạc sĩ ĐH Stirling (Anh) - 1 trong 3 nhà báo quốc tế đoạt giải thưởng về nước sạch 2017 của Tổ chức SIWI (Thụy Điển) và Nguyễn Thiện Khiêm (18 tuổi, sinh viên ĐH RMIT), IELTS 8.0. Học từng vựng hoài không nhớ, phải làm sao? Một sinh viên tên Cát Vũ băn khoăn: "Khi học từ vựng tiếng Anh, mình không thể nhớ và cũng không biết cách áp dụng từ vựng trong tình huống giao tiếp cho hợp lý. Làm sao để khắc phục được việc này?". Thạc sĩ Văn Đinh Hồng Vũ cho biết trước đây chị học từ vựng bằng cách học thuộc các từ trong tự điển nhưng phát hiện ra không dùng được vì rất mau quên. Theo kinh nghiệm của chị Vũ, cách học từ vựng hiệu quả nhất là học theo ngữ cảnh, theo chủ đề. Ví dụ bạn thích du lịch thì chọn những chủ đề có các câu, đoạn văn có các thuật ngữ thường dùng trong du lịch. Sau đó đọc kỹ những câu và cụm từ đó thường xuyên, để chính mình nghe thuận tai. Khi gặp tình huống đó phản ứng tự nhiên của bạn sẽ bật ra từ và nhớ nhanh hơn rất nhiều, không cần phải học từng từ vựng đơn lẻ. Trong khi đó, Nguyễn Thiện Khiêm cho rằng sở dĩ việc chưa áp dụng từ mới vào hoàn cảnh giao tiếp có thể do từ đó chưa quen thuộc, chưa in sâu vào não nên khó khăn khi sử dụng. "Do vậy cần cố gắng dùng từ đó càng nhiều càng tốt bằng cách đưa từ đó vào bài viết, thường xuyên nói những từ đó sẽ dần nhớ lâu", Khiêm chia sẻ. Các sinh viên nêu thắc mắc về việc học tiếng Anh với các diễn giả - Ảnh: TRẦN HUỲNH Muốn nói đúng, phải nói chậm Một số sinh viên cho biết gặp nhiều khó khăn trong luyện phát âm. Về việc này, thạc sĩ Phạm Công Nhật và Nguyễn Thiện Khiêm đều khuyên nên đọc một cách chậm rãi và sau đó tăng tốc độ lên dần. Làm cách này sẽ nhanh chóng tiến bộ trong học phát âm chuẩn. Chị Vũ khuyên người học tiếng Anh nên nói thật chậm để phát âm chuẩn. Theo chị Vũ, nhiều người Việt khi nói tiếng Anh thường nói rất nhanh và khi run thì nói nhanh hơn nữa. Khi nói nhanh sẽ thả hết âm cuối, vì tiếng Việt không có âm cuối, khiến người nghe không hiểu do phát âm sai. Trong tiếng Việt, một câu có ba chữ đều ngang bằng nhau, trong khi tiếng Anh có những từ nói rất cao, dài nhưng cũng có từ rất thấp, nhanh. "Khi bạn nói chậm và cảm giác người ta nghe vậy kỳ quá, có nghĩa là các bạn đã nói đúng. Khi nào bạn thật tự tin rồi hãy nói nhanh hơn một chút. Trong một câu, người ta chỉ cần nghe ba chữ là sẽ hiểu bạn nói gì. Nếu các bạn học cách nhấn nhá nhiều hơn khi nói một câu tiếng Anh thì người ta sẽ hiểu nhiều hơn", chị Vũ nói. Luyện nghe mọi lúc, mọi nơi, nhờ người khác sửa lỗi viết Bạn Hoàng Việt - sinh viên khoa báo chí - cho rằng trước khi nói tốt cần phải nghe tốt. Tuy nhiên bạn gặp nhiều khó khăn trong kỹ năng nghe. Theo Nguyễn Thiện Khiêm, riêng về kỹ năng nghe do sự rèn luyện của mỗi người, người khác không dễ dạy nghe thế nào cho tốt được. Là CEO của đơn vị phát minh và sở hữu ứng dụng học phát âm tiếng Anh Elsa Speak nhưng chị Hồng Vũ khẳng định không có ứng dụng nào trên thế giới dạy tiếng Anh có thể giúp bạn thay đổi nếu bạn không luyện tập hằng ngày. Rất hiếm người thành công trong học tiếng Anh do có năng khiếu mà đều do sự rèn luyện. "Mỗi ngày bạn chỉ cần bớt Facebook, dành 30 phút để học tiếng Anh, luyện bất kỳ kỹ năng nào cũng được, dần sẽ thành thói quen. Không nên dồn cuối tuần học một lần. Do vậy việc học theo phương pháp ‘tắm tiếng Anh’ sẽ rất hiệu quả", chị Vũ khẳng định. Các diễn giả đều lưu ý khi luyện nghe cần chọn nghe những nội dung gần gũi, có từ vựng dễ dàng, đủ tầm của mình, nên chỉnh tốc độ để nghe chậm trước. Nếu nghe như ‘nước đổ lá khoai’ sẽ rất chán và bạn sẽ không muốn học nữa. Trong khi đó, bạn Duy Bách - sinh viên khoa công tác xã hội - lại gặp khó khăn về kỹ năng viết. Phần thi viết luôn bị điểm kém khiến Bách rất chán nản và không cải thiện được. Chia sẻ kinh nghiệm phần thi viết IELTS, Khiêm cho biết hiện nay có một số phần mềm học tiếng Anh có thể sửa lỗi bài viết, giúp phát hiện chỗ ngắt câu, dùng từ chưa tốt. Bên cạnh đó, cần học theo các tài liệu luyện viết của Cambridge… "Ngoài ra, bạn cần nhờ thầy cô hay bạn bè giỏi tiếng Anh để chữa bài viết cho mình. Nếu bạn viết nhiều nhưng không ai chữa câu sai dần sẽ thành lối mòn rất khó sửa", Khiêm nói. TRẦN HUỲNH
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Thư ký y khoa
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc thư ký y khoa, hành chính..., thu nhập khoảng 14 triệu đồng một tháng, cơ hội nâng cao năng lực tại các bệnh viện lớn. Thư ký y khoa là một nghề đặc thù, phục vụ cho mục tiêu số hóa của các bệnh viện, giảm tải công việc cho đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng. Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thư ký y khoa (18 tháng) tại Đại học Hoa Sen có thể đảm nhận công việc thư ký y khoa hoặc thư ký hành chính tại các khoa, phòng khám, phòng ban chức năng... của đơn vị khám chữa bệnh. Những bệnh viện quốc tế lớn ở khu vực TP HCM luôn có sẵn lộ trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, mở ra cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn cho đội ngũ thư ký y khoa. Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu, Phó trưởng phòng hành chính Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cũng từng là cựu học viên chương trình đào tạo Thư ký y khoa tại Đại học Hoa Sen. Theo chị Diệu, mức thu nhập của các thư ký y khoa hiện nay khá cao với tổng thu nhập (lương, phụ cấp và thù lao) vào khoảng 14 triệu đồng mỗi tháng. Họ còn được hưởng các chế độ thưởng lễ Tết và khen thưởng khi đạt thành tích trong việc. Buổi thực tập tốt nghiệp ngành Thư ký y khoa tại Đại học Hoa Sen. Năm 2000, Đại học Hoa Sen là một trong những cơ sở đầu tiên triển khai chương trình Thư ký y khoa tại TP HCM theo công nghệ đào tạo xen kẽ của Pháp. Trường đã đào tạo và cung cấp hàng nghìn thư ký chuyên nghiệp làm việc trong lĩnh vực y khoa cho các bệnh viện: Đại học Y Dược TP HCM, Quốc tế City, Quốc tế Hạnh Phúc, FV, Chợ Rẫy, Bình Dân, Mắt TP HCM... Trong năm 2018, trường đã ký kết hợp tác đào tạo và tuyển dụng cùng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc và Quốc tế City, mở ra nhiều cơ hội học tập, thực tập, trải nghiệm môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp. Hai bệnh viện trên cũng sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của nhà trường đến thực tập, ưu tiên tuyển dụng với chế độ phúc lợi, đãi ngộ hấp dẫn. Buổi tọa đàm về nghề thư ký y khoa tại Đại học Hoa Sen. Sinh viên ngành Thư ký y khoa Đại học Hoa Sen được nhà tuyển dụng đánh giá cao về khả năng ứng dụng khối kiến thức và kỹ năng được học vào công việc cụ thể tại phòng khám, bệnh viện. Sinh viên tốt nghiệp dễ dàng được nhận việc ngay mà không cần đào tạo lại. Các ngành học đáp ứng môi trường thực tế gồm: Quản trị hành chính văn phòng; Kiến thức y khoa cơ bản, từ vựng y khoa; Quản lý tổ chức y tế, tâm lý học trong hoạt động y tế. Sinh viên cũng được học về Luật khám chữa bệnh, các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; Tin học văn phòng; Tiếng Anh y khoa; kỹ năng mềm (soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, chăm sóc khách hàng, giao tiếp, lập kế hoạch, tổ chức công việc...). Để giới thiệu về cơ hội nghề nghiệp ngành Thư ký y khoa cũng như những câu chuyện từ đội ngũ bác sĩ, thư ký đang làm việc tại các bệnh viện lớn của TP HCM, Đại học Hoa Sen tổ chức buổi tọa đàm: "Thư ký y khoa - Bạn là ai?" vào 18h ngày 18/4/2019 tại phòng 407 Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP HCM. Buổi tọa đàm được dẫn dắt bởi Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn - chuyên khoa Ngoại Tổng quát, ngành Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Tham gia chương trình còn có chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu - Phó trưởng phòng hành chính Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM và Thạc sĩ Đào Thị Hải - Chủ nhiệm chương trình Thư ký y khoa, Đại học Hoa Sen. Để đăng ký tham gia hội thảo, truy cập tại đây hoặc hotline 0906.800.096.
hoctruongnao.vn được xây dựng bởi công ty Worksmedia Việt Nam - 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Thông qua công cụ tìm kiếm trường học chi tiết theo khu vực, ngành nghề và khóa học, sản phẩm ra đời nhằm mang lại cho người dùng một dịch vụ hữu ích, chính xác, chất lượng cao và giúp tiết kiệm chi phí nhất.
2016 © Worksmedia Vietnam Co.,Ltd. All Rights Reserved.