Hình ảnh bên trái
Hình ảnh bên phải

Địa chỉ:

215 Võ Thị Sáu, Phường 7,Quận 3, Hồ Chí Minh.

Loại trường:

Dạy Nghề

Điện thoại:

Xem số điện thoại

Website:

http://www.ttbtntt.com.vn

Giới thiệu khóa học

Mục tiêu đào tạo

  • Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ, nguyên phụ liệu của ngành kết cườm.
  • Biết cách chọn lựa và phối màu các loại cườm phù hợp cho bức tranh và các màu hạt pha lê phù hợp cho từng loại trang sức.
  • Thực hiện thành thạo các kỹ thuật kết cườm theo từng chủ đề: mẫu hoa văn, mẫu thú vật, mẫu cảnh vật, mẫu hoa và kỹ thuật kết trang sức và bình hoa pha lê.

Thời gian đào tạo: 624 giờ.

Chương trình đào tạo

  • Kết cườm căn bản
  • Kết cườm nâng cao
  • Kết cườm chuyên sâu
  • Kết trang sức căn bản
  • Kết trang sức nâng cao
  • Kết bình hoa pha lê

Bằng cấp
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH và có giá trị trên toàn quốc.

Giới thiệu trường

Trung tâm Bảo trợ – Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TP.HCM) trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM.

Chức năng nhiệm vụ:

  • Tổ chức dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho người tàn tật trên địa bàn thành phố.
  • Tổ chức lao động sản xuất gắn với công tác dạy nghề để tạo việc làm cho người tàn tật. Phối hợp với các ban – ngành, quận – huyện, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố để giới thiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật.
  • Hỗ trợ các tổ, nhóm, cơ sở sản xuất của người tàn tật trong việc xin thành lập, tạo nguồn vốn, nguồn hàng gia công, nơi tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Nhà nước.
  • Hỗ trợ nơi ăn, ở cho người tàn tật có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn (có xác nhận và đề nghị của chính quyền địa phương) trong thời gian học nghề tại Trung tâm.
  • Tổ chức giảng dạy chương trình xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc Trung học cơ sở và bổ túc Trung học phổ thông cho người tàn tật trên địa bàn thành phố đúng theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
  • Với số lượng học viên bình quân mỗi năm là 300 học viên, việc dạy văn hóa cho người khuyết tật đã giúp các em được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác, phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ năng lực, kiến thức nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có thể học nghề và tìm việc làm phù hợp với trình độ khả năng của mình.

Cơ sở vật chất:

  • Khu vực các lớp học với 20 phòng học, mỗi phòng có diện tích hơn 80 m2 sử dụng cho 02 buổi rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện cho việc dạy và học. Ngoài ra, các lớp dạy nghề làm tóc nam, nữ, lớp móng, trang điểm, chăm sóc thẩm mỹ được bố trí ở tại khu vực mặt tiền các đường Võ Thị Sáu tạo điều kiện thuận lợi thực tập tay nghề cho học viên và phục vụ miễn phí cho người dân.
  • Các phòng học học lý thuyết và thực hành nghề được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho nhu cầu học nghề; giúp cho việc dạy và học tích cực với phương châm giảng dạy lấy học viên làm trung tâm. Đặc biệt, dọc hành lang, lối đi, cầu thang lên xuống đều lắp đặt tay vịn để học viên dễ dàng di chuyển đi lại; tạo điều kiện thuận lợi cho học viên khuyết tật. Kích thước hành lang, lớp học thuận lợi cho người sử dụng xe lăn.
  • Đội ngũ giáo viên tốt nghiệp từ các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm tận tâm, yêu nghề. Giáo viên thường xuyên được tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngôn ngữ và tâm lý giao tiếp với người khuyết tật góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
  • Ngoài ra, Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ từ dự án của tổ chức TGH của vùng Rhône Alpes – Pháp tài trợ xây dựng hệ thống thang máy giúp học viên khuyết tật thuận tiện việc lên xuống các tầng lầu khu vực lớp học.

Bản đồ

Phần form liên hệ này dùng để gửi liên hệ chỉnh sửa thông tin của Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM